Văn khấn xin tổ tiên phù hộ chuẩn và đầy đủ cho năm 2023

  • Ngày đăng: 2023-12-12 09:33
  • Tác giả: admin
  • Danh mục: Blog Văn Khấn
  • Rate this post

    Văn khấn xin gia tiên phù hộ được xem là một nét đẹp trong văn hóa tâm linh của con người Việt Nam. Chính vì thế, khi sử dụng văn khấn xin gia tiên phù hộ linh ứng gia chủ cần thành tâm hướng về cội nguồn và đọc bài văn khấn phù hợp với các dịp nhất. Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ hướng dẫn cho bạn các bài văn khấn xin gia tiên phù hộ thông dụng nhất được sử dụng trong các ngày mùng 1, ngày rằm hàng tháng, hàng năm.

    Văn khấn tổ tiên gia tiên phù hộ vào ngày mùng 1 và ngày rằm hàng tháng trong năm 

    Văn khấn gia tiên xin phù hộ vào ngày mùng một và ngày rằm hàng tháng là bài cúng thường được mọi người sử dụng khi đến ngày Rằm và mùng một để bày tỏ lòng thành kính đối với ông bà tổ tiên và các thần linh. Theo tục lệ từ xưa để lại, cứ vào ngày mồng một và chiều tối ngày rằm hàng tháng, các gia đình người Việt Nam thường làm lễ cúng khấn trên bàn thờ gia tiên cúng gia tiên và gia thần để cầu xin cho thành viên trong gia đình được bình an, khoẻ mạnh, may mắn, thành đạt. Mời các quý gia chủ tham khảo 4 bài khấn gia tiên dưới đây, sử dụng trong những ngày rằm và mùng một âm hàng tháng.

    Bài văn khấn xin gia tiên phù hộ 1 

    Nam mô a di Đà Phật! 

    Nam mô a di Đà Phật! 

    Nam mô a di Đà Phật! 

    – Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

     – Kính lạy ngài Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần. 

    – Con kính lạy ngài Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân, Ngũ phương Ngũ thổ, Phúc đức chính Thần. – Con kính lạy các ngài Thần linh cai quản trong xứ này. 

    – Các cụ Cao Tằng Tổ khảo, Cao Tằng Tổ tỷ – Thúc bá đệ huynh và các hương linh nội, ngoại. 

    Hôm nay là ngày …….. tháng ….. năm ………….. Tín chủ con là …………………………………………….. Ngụ tại ……………………………………………….. cùng toàn gia quyến. Thành tâm sửa biện hương hoa, lễ vật, trà quả và các thứ cúng dâng, bày lên trước án. Chúng con thành tâm kính mời: 

    – Các vị Tôn thần cai quản trong khu vực này. 

    – Hương hồn Gia tiên nội, ngoại Cúi xin các Ngài thương xót tín chủ Giáng lâm trước án. Chứng giám lòng thành. Thụ hưởng lễ vật Phù trì tín chủ chúng con: Toàn gia an lạc, mọi việc hanh thông Người người được chữ bình an, Tám tiết vinh khang thịnh vượng, Lộc tài tăng tiến, tâm đạo mở mang Sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm. Giãi bày tấm lòng thành, cúi xin chứng giám. 

    Cẩn cáo!

    Khấn thành tâm để bày tỏ tấm lòng thành đến ông bà tổ tiên

    Khấn thành tâm để bày tỏ tấm lòng thành đến ông bà tổ tiên

    Bài văn khấn xin gia tiên phù hộ 2 

    Nam Mô A di đà Phật! 

    Nam Mô A di đà Phật!

    Nam Mô A di đà Phật! 

    Con tấu lạy chín phương trời mười phương Phật Chư Phật mười phương. 

    Con tấu lạy Hoàng Thiên Hậu Thổ. 

    Con tấu lạy Thần Linh Đất nước, Thổ thần bản cảnh, Quan đương niên đương cảnh, Thành Hoàng bản thổ, Táo Quân thần chủ, Chúa đất long mạch, Thần tài, Tiền chủ, Hậu chủ, Táo phủ thần quân, Tả Long hữu hổ tiếp dẫn phúc đức tại gia tại số nhà: ………………………………………………………….. Con tấu lạy Chư vị Liệt Tổ Liệt Tông ngũ đại đồng đường dòng họ…………………………….. Con tấu lạy Cao Tằng Tổ Khảo, Cao Tằng Tổ Tỷ, Cô Gi Tỷ Muội, Thúc Bá Đại Huynh, Chầu Bà Tổ Cô, Cô Bé tại gia, Cậu Bé tại gia, các Chân Linh thần tử Hữu danh vô thực, Hữu thực vô danh dòng họ: …………………………………… Hôm nay là ngày……….Tháng……….Năm…………. Phu thê hai họ con thành tâm có nén nhang bát nước ………. Dâng kính Phật Thánh, các Quan, Chư vị Tổ Tông chứng minh công đức, chứng tâm nhận lễ, phù hộ độ trì ………………… 

    Xin các ngài phù hộ cho gia chung chúng con được nấp bóng cửa nhà Ngài,…… phù hộ độ trì cho chúng con được đắc kỳ tài được sai kỳ lộc, phu thê hòa thuận, Gia chung bình an, lộc tài vượng tiến. 

    Nam Mô A di đà Phật! 

    Nam Mô A di đà Phật! 

    Nam Mô A di đà Phật! 

    (Ai chưa lập gia đình thì thay từ Phu thê bằng Gia chung hay đơn giản là Chúng con) 

    Người dân thường cúng vào ngày mùng 1 và ngày Rằm

    Người dân thường cúng vào ngày mùng 1 và ngày Rằm

    Bài văn khấn xin gia tiên phù hộ 3

    Nam mô a di Đà Phật! 

    Nam mô a di Đà Phật! 

    Nam mô a di Đà Phật! 

    – Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

     – Con kính lạy Hoàng thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần. 

     – Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành Hoàng, ngài Bản xứ Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân cùng chư vị Tôn thần. 

    – Con kính lạy Tổ tiên, Hiển khảo, Hiển tỷ, chư vị Hương linh (nếu bố, mẹ còn sống thì thay bằng Tổ Khảo, Tổ Tỷ) Tín chủ (chúng) con là:……………………………………………………………….. Ngụ tại:………………………………………………………………………………….. Hôm nay là ngày………………………..gặp tiết……………………..(ngày rằm, mồng một), tín chủ con nhờ đất ơn đức trời đất, chư vị Tôn thần, cù lao tiên tổ, thành tâm sắm lễ, quả cau lá trầu, hương, hoa trà quả, thắp nén tâm hương dâng lên trước án. Chúng con kính mời: Bản cảnh Thành hoàng Chư vị Đại Vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân, Ngũ phương, Long Mạch, Tài thần. Cúi xin các giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật. Chúng con kính mời các cụ Tổ Khảo, Tổ tỷ, chư vị Hương linh gia tiên nội ngoại họ…………………………, cúi xin thương xót con cháu linh thiêng hiện về, chứng giám tâm thành thụ hưởng lễ vật. Tín chủ con lại kính mời các vị Tiền chủ, Hậu chủ ngụ tại nhà này, đất này đồng lâm án tiền, đồng lai hâm hưởng, phù hộ cho gia chúng con luôn luôn mạnh khỏe, mọi sự bình an, vạn sự tốt lành, làm ăn phát tài, gia đình hòa thuận. Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì. 

    Nam mô a di Đà Phật!

    Nam mô a di Đà Phật! 

    Nam mô a di Đà Phật! 

    Đọc văn khấn rõ ràng không vấp váp

    Đọc văn khấn rõ ràng không vấp váp

    Ý nghĩa của văn khấn xin gia tiên phù hộ linh ứng ngay tại nhà

    Cúng gia tiên là một trong những phong tục truyền thống có từ rất xa xưa của người Việt Nam, đây là nét đẹp truyền thống gắn liền trong đời sống với người dân. Đây là để con cháu trong gia đình tưởng nhớ, bày tỏ lòng biết ơn với người đã mất, ngày cúng được tính theo lịch Âm.

    Cúng gia tiên là việc rất quan trọng và cần thiết. Là lúc bày tỏ lòng thành kính của con cháu đến người đã mất. Với mong muốn người mất sẽ phù hộ độ trì cho gia đình được bình an khỏe mạnh  và gặp nhiều may mắn, công việc làm ăn trở nên hanh thông hơn.

    Lễ cúng khấn gia tiên để bày tỏ tấm lòng biết ơn đến ông bà tổ tiên

    Lễ cúng khấn gia tiên để bày tỏ tấm lòng biết ơn đến ông bà tổ tiên

    Những lễ vật cần sắm khi cúng xin gia tiên phù hộ

    Với ý nghĩa ngày tốt lành nhất trong tháng nên khi cúng khấn vào ngày rằm hay ngày mùng 1 hàng tháng, người Việt Nam không cúng cầu kỳ, đơn giản chỉ là những đồ lễ cúng như: 

    • 1 chai rượu  
    • 1 lọ hoa tươi  
    • 1 đĩa quả tươi hoặc bánh trái
    • 3 chén nước  
    • Trầu, cau 

    Và một thứ quan trọng không thể thiếu là văn khấn gia tiên mùng 1 và ngày rằm. Ở mỗi địa phương trên đất nước Việt Nam lại có những quan điểm khác nhau về đồ cúng lễ những ngày này. Có nơi cúng vào mùng 1 và ngày Rằm, nhưng cũng có địa phương lại cúng vào chiều ngày 30 tháng trước và ngày 14 Âm lịch hàng tháng. 

    Dù cúng theo vào thời điểm nào thì trước khi cúng gia tiên xin phù hộ thì phải cúng ông thần Thổ Công trước. Như vậy mọi điều nguyện cầu của gia chủ mới phải phép và đến được với ông bà, ông vải và tổ tiên. 

    Mâm lễ cúng sẽ tùy thuộc vào từng địa phương vùng miền

    Mâm lễ cúng sẽ tùy thuộc vào từng địa phương vùng miền

    Văn khấn xin gia tiên phù hộ thường được sử dụng trong các ngày nào?

    Theo văn hóa tâm linh từ xa xưa của người Việt Nam các dịp để sử dụng văn khấn gia tiên gồm các ngày như:

    • Văn khấn xin gia tiên phù hộ ngày mùng 1 và ngày rằm hàng tháng
    • Văn khấn gia tiên ngày tất niên 
    • Văn khấn gia tiên mùng 1 tết
    • Văn khấn gia tiên tết Đoan Ngọ 
    • Văn khấn gia tiên Rằm tháng 7 
    • Văn khấn gia tiên Rằm tháng 8 
    • Văn khấn gia tiên ngày ông Công ông Táo

    Bất kể công việc gì có liên quan đến trần gian và cõi âm, thì theo quan niệm của người dân Việt Nam sẽ có những bài văn khấn gia tiên phù hợp với ngày cúng lễ nhất.

    Lưu ý khi xin gia tiên xin phù hộ

    Thông thường, trưởng nam hay người được ủy quyền sẽ thay mặt cho gia đình đọc bài văn khấn xin gia tiên phù hộ. Cách đọc của mọi loại văn khấn sẽ khác nhau, nhưng là loại văn khấn nào thì trong quá trình đọc luôn phải lưu ý những điều sau: 

    • Gia chủ cần chuẩn bị chu đáo, luôn tắm rửa sạch sẽ và ăn mặc tươm tất trước khi đọc văn khấn.
    • Nếu bài văn khấn gia tiên dài và khó nhớ thì gia chủ có thể viết ra giấy để dễ đọc.
    • Khi đọc văn khấn xin gia tiên phù hộ thì nên đọc nhỏ, lầm rầm trong miệng, nhưng phải đọc rõ ràng, không lắp bắp hay vấp từ.
    • Thành viên trong nhà đứng sau người chủ lễ, chắp hai tay trước ngực và thành tâm thành kính lắng nghe những lời di huấn.
    Cần ăn mặc tươm tất và thái độ thành tâm thành kính

    Cần ăn mặc tươm tất và thái độ thành tâm thành kính

    Văn khấn xin gia tiên phù hộ lưu giữ nét đẹp văn hóa tâm linh thuần Việt. Kết hợp tinh hoa của văn khấn cổ truyền, văn khấn nôm, văn cúng bài khấn cúng cổ, thọ mai gia lễ,…Trên đây là ba bài khấn nôm, văn khấn xin gia tiên phù hộ mùng một và ngày rằm thông dụng và được sử dụng phổ biến nhất được gửi đến bạn tham khảo. Bạn cần khấn một cách thành tâm nhất để ông bà tổ tiên có thể chứng giám từ đó phù hộ cho bạn và các thành viên trong gia đình mạnh khỏe, bình an và công việc làm ăn thuận lợi, gặp nhiều may mắn.

    ĐÁ MỸ NGHỆ HÀ AN
  • Địa chỉ: Ninh Vân, Hoa Lư, Ninh Bình
  • Điện thoại: 0904255468
  • Email: maumodadepninhvan@gmail.com
  • Facebook
  • Pinterest
  • Nội dung bài đăng
      Gọi Điện Thoại Zalo